Định giá doanh nghiệp (tiếng Anh: Business valuation) là một điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp

Khái niệm

Định giá doanh nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Business valuation.

Định giá doanh nghiệp là một khoa học và nghệ thuật, đây là hoạt động chuyên môn vừa mang tính kinh tế kĩ thuật, tính pháp lí, vừa mang tính xã hội.

Định giá luôn gắn liền và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Định giá doanh nghiệp là một điều tra chi tiết và đánh giá các hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp

Các phương pháp định giá doanh nghiệp

– Phương pháp giá trị tài sản thuần – NAV (Net Asret Value)

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị của doanh nghiệp. (Thông tư 126/2004/TT-BTC)

Phương pháp định giá theo tài sản thường được sử dụng hiện nay là phương pháp giá trị tài sản thuần. Theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp bằng với giá thị trường của toàn bộ tài sản trừ cho giá thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp, hay nghĩa là, giá trị thực tế của tài sản trừ đi giá trị thực tế của tất cả các khoản nợ.

Hạn chế của phương pháp NAV

+ Định giá doanh nghiệp bằng phương pháp giá trị tài sản thuần thường mất nhiều thời gian và chi phí.

Để xác định giá thị trường của các loại tài sản hữu hình khác nhau của doanh nghiệp, cần phải có sự tham gia của nhiều chuyên gia định giá cho nhiều loại tài sản khác nhau.

Do đó, doanh nghiệp có thể mất nhiều thời gian để tìm kiếm các chuyên gia và chi phí cho việc định giá các tài sản của doanh nghiệp.

+ Phương pháp này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể cho việc định giá các tài sản vô hình như danh tiếng, uy tín trên thị trường, nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuê, phát minh sáng chế…

Do đó việc xác định giá trị của tài sản vô hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người định giá dẫn đến việc giá trị của chúng có thể được định giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị hợp lí.

+ Phương pháp định giá này không quan tâm đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp, vì phương pháp chỉ xác định giá trị thị trường của tài sản thời điểm hiện tại.

– Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF – Disscout cashflow)

Cơ sở lí thuyết của phương pháp đầu tư – dòng tiền chiết khấu DCF này xuất phát từ quan điểm: giá trị của doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai mà doanh nghiệp sẽ tạo ra.Không phụ thuộc vào giá trị của tài sản doanh nghiệp.

Phương pháp này dựa trên lí thuyết tài chính được mọi người chấp nhận rằng giá trị của một khoản đầu tư chính là những giá trị tương lai do sự đầu tư đó mang lại được chiết khấu về hiện tại để thể hiện giá trị theo thời gian của dòng tiền.

Theo phương pháp này, tỉ suất chiết khấu dùng để chiết khấu dòng tiền tương lai thể hiện tỉ suất sinh lời mong muốn của doanh nghiệp được định giá và rủi ro của nó.

Do đó, giá trị của doanh nghiệp, trong trường hợp khái quát nhất, có thể được viết thành hiện giá của ngân lưu tự do kì vọng của doanh nghiệp đó.

Phương pháp DCF được áp dụng khá phổ biến hiện nay, đây là phương pháp thể hiện sự kì vọng tương lai về doanh nghiệp, chính vì vậy rất phù hợp với quan điểm của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm sau

+ Rất khó xác định chính xác dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp và chứng minh các số liệu.

+ Tỉ lệ chiết khấu dòng tiền khi xác định thường mang tính chủ quan cao, nếu xác định quá cao sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và ngược lại.

+ Khó xác định được tiềm năng tăng trưởng của công ty, do môi trường kinh doanh luôn biến động và khó dự đoán. Đặc biệt là trong những thời kì khủng hoảng kinh tế.

Chính những nhược điểm trên, phương pháp này cần được thận trọng và có phương pháp ước lượng dòng tiền phù hợp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp thêm các phương pháp định giá khác để bảo đảm tính hợp lí khi xác định giá của doanh nghiệp.

Nguồn: VietnamBiz

Tại Việt Nam, chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc chính thức ra mắt vào tháng 12/2015 và mở cửa hàng đầu tiên tại Tp.HCM. Đại siêu thị đầu tiên được đặt tại Gò Vấp với quy mô tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD, Emart từng lên kế hoạch xúc tiến các thủ tục xây dựng một đại siêu thị thứ hai tại Tp.HCM.

Ngày 18/5, Tập đoàn Emart (Hàn Quốc) cho biết ban giám đốc tập đoàn đã quyết định bán 100% cổ phần của Công ty Emart Việt Nam cho Ô tô Trường Hải (THACO), nguồn tin từ The Korea Times cho hay.

Emart cho biết quyết định bán hoạt động kinh doanh cửa hàng bán lẻ của mình tại Việt Nam sau nhiều lần gặp trở ngại trong việc mở rộng hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc chính thức ra mắt vào tháng 12/2015 và mở cửa hàng đầu tiên tại Tp.HCM. Đại siêu thị đầu tiên được đặt tại Gò Vấp với quy mô tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD, Emart từng lên kế hoạch xúc tiến các thủ tục xây dựng một đại siêu thị thứ hai tại Tp.HCM. Tuy nhiên, từ đó đến cho đến nay, Emart chưa thể mở thêm siêu thị nào khác vì vấn đề chậm trễ trong phê duyệt các kế hoạch xây dựng.

Phía mua lại, THACO Group được biết đến là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại Việt Nam. THACO cũng đang kinh doanh bất động sản đồng thời điều hành một số trung tâm thương mại.

Sau thỏa thuận này, tập đoàn Emart sẽ không còn điều hành siêu thị Emart tại Việt Nam. Thay vào đó, siêu thị này sẽ hoạt động dưới dạng nhượng quyền thương mại do THACO quản lý và trả phí bản quyền cho Emart.

Về Emart, Tập đoàn bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc từ năm 1993, sau đó tiến hành tiếp nhận lại Walmart vào năm 2006. Hiện nay, Emart là công ty bán lẻ toàn cầu với hơn 160 cửa hàng đang hoạt động tại Hàn Quốc cùng với các chi nhánh văn phòng đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam.

Nguồn: CafeF

Thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) trong nước dần trở nên sôi động trong những tháng đầu năm 2021 và được dự báo sẽ tiếp tục “trỗi dậy” thời gian tới khi Việt Nam đang trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với thế giới. Đặc biệt, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống, nhiều lĩnh vực mới thu hút nhà đầu tư ngoại đã xuất hiện.

Những tín hiệu lạc quan

Gần đây nhất, thị trường M&A Việt đã được một phen dậy sóng khi chứng kiến thương vụ “tỷ đô” giữa VPBank và Công ty tài chính tiêu dùng SMBC CF thuộc Tập đoàn SMBC (Nhật Bản). Theo đó, vào cuối tháng 4/2021, 49% vốn điều lệ tại FE Credit thuộc VPBank đã được chuyển nhượng cho SMBC CF với giá trị lên tới 1,4 tỷ USD, mức cao nhất trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam từ trước tới nay.

Trước đó, Tập đoàn SCG (Thái Lan) cũng đã mua tiếp 70% cổ phần của Nhựa Duy Tân – một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bao bì nhựa cứng hàng đầu Việt Nam hay vụ một công ty con 100% vốn của Tập đoàn Điện lực quốc gia Malaysia Tenaga Nasional Berhad (TNB) đã mua 39% cổ phần trong 5 dự án điện mặt trời của Sunseap Group (Singapore) tại Việt Nam…

Thực tế, sự sôi động trở lại của thị trường M&A Việt trong năm 2021 đã được giới chuyên gia và nhiều tổ chức dự báo. Trong báo cáo mới đây về “Xu hướng ngành M&A toàn cầu” của PwC, ông Ong Tiong Hooi – Phó tổng giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thương vụ và Thẩm định giao dịch tại PwC Việt Nam nhận xét: “Cùng với xu hướng toàn cầu, ngành M&A tại Việt Nam có khả năng sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay. Tuy cho đến thời điểm hiện tại thị trường còn khá cẩn trọng, các hoạt động M&A tại Việt Nam đang có vị thế tốt để phục hồi đặc biệt với triển vọng kinh tế tích cực của quốc gia này cho năm 2021. Bên cạnh đó, sức cầu bị dồn nén có khả năng sẽ đưa thị trường bật trở lại khi niềm tin tiêu dùng và niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện với các thông tin mới về việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19”.

Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC) cũng đưa ra nhận định, thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 – 2022. Cụ thể, thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 – 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn, trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, Việt Nam đã có một năm tương đối thành công, trở thành điểm sáng “hiếm hoi” trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. Quy mô nền kinh tế đạt hơn 343 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, RCEP, UKVFTA… cũng mang lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, khi Việt Nam có cơ hội khai thác triệt để những thị trường lớn nhất toàn cầu. Theo đó, các dòng đầu tư mới sẽ vào Việt Nam – nơi có nhiều cảng biển ra thế giới và lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. M&A sẽ là phương thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn.

Bên cạnh đó, phải kể đến những tác động tích cực từ việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt là việc soạn thảo bộ ba Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.

Xuất hiện nhiều lĩnh vực tiềm năng mới

Theo giới chuyên gia, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống thu hút M&A như tài chính – ngân hàng, bất động sản, bán lẻ… thì dược phẩm, năng lượng “sạch”, công nghệ… sẽ là những ngành tiềm năng trên thị trường mua bán, sáp nhập thời gian tới. Trong đó nổi bật là lĩnh vực công nghệ. Ông Brian Levy – lãnh đạo toàn cầu Khối tư vấn thương vụ của PwC nhận xét: “Covid-19 đã hé mở cho các công ty một cái nhìn không mấy lạc quan về viễn cảnh tương lai. Việc tăng tốc số hóa và chuyển đổi trong doanh nghiệp đã lập tức trở thành ưu tiên hàng đầu và M&A là phương thức nhanh nhất để thực hiện mục tiêu này. Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh cao đối với các thương vụ cần thiết cho nhiều doanh nghiệp”.

Chuyên gia kinh tế PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nhu cầu số hóa đã được đẩy lên cao trong bối cảnh dịch bệnh. Khi các mô hình kinh doanh hiện tại đã không còn phù hợp, doanh nghiệp có thể tìm đến M&A để có thể nhanh chóng tái cơ cấu hoạt động cho phù hợp với xu thế mới.

Bên cạnh đó, dược phẩm cũng đang trở thành một “hấp lực” đối với nhà đầu tư ngoại. Hãng nghiên cứu thị trường IBM đã chỉ ra, quy mô thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2021 và lên đến 16,1 tỷ USD năm 2026. Chính sức hút này đã kéo nhiều dòng vốn ngoại đổ vào lĩnh vực dược phẩm trong vài năm gần đây thông qua M&A.

Đơn cử như Quỹ đầu tư Vietnam Oppoturnity (VOF) – một liên doanh do VinaCapital là nhà đầu tư chính mới đây đã thông báo việc đầu tư 26,7 triệu USD vào Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hay việc mua 12,3 triệu cổ phiếu – tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm đã đưa SK Group – một tập đoàn Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn nhất tại công ty này. Các chuyên gia cho rằng, trước tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng với những tiềm năng trong lĩnh vực dược phẩm tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục khiến cho thị trường M&A sôi động trong thời gian tới.

Nhắc nhở về sự cẩn trọng trước làn sóng M&A, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp nội nên coi M&A là một phương thức giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ, tăng nội lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu cổ đông đặc biệt là cổ đông chiến lược để tận dụng khả năng quản trị, chuỗi cung ứng, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt hiện không chỉ đứng ở vai trò là “người bán”, xu hướng mua lại cổ phần các công ty nước ngoài cũng đang trở nên rõ nét. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp nội có đủ tiềm lực để trở thành “người mua” trên thị trường M&A quốc tế. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh khiến giá thành đã có phần ưu đãi hơn. Các chuyên gia kỳ vọng làn sóng này sẽ mạnh mẽ hơn trong năm 2021 và nhiều năm kế tiếp để có nhiều hơn nữa doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường thế giới.

Nguồn: CafeF

Chỉ sau 2 tháng kể từ ngày ý tưởng được hình thành, ngày 18/10/2020, Vương Thuỷ chính thức khai trương cơ sở đầu tiên tại địa chỉ 198 Lò Đúc, Hà Nội.

Vương Thuỷ chuyên về sản phẩm Bún riêu hải sản, phát triển theo mô hình ăn nhanh hiện đại. Diện tích khoảng 170m2, với sức chứa 130 chỗ ngồi, Vương Thuỷ là nhà hàng to nhất phố Lò Đúc về Bún riêu Hải sản. Vương Thuỷ đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của đông đảo thực khách.

Mức đầu tư cho cơ sở rơi vào 1.6 tỷ VND, doanh thu mục tiêu đạt 1 tỷ VND/tháng, tương đương khoảng trên 33 triệu VND/ngày, tỉ suất lợi nhuận kì vọng đạt 25-30%/năm. Ngay ngày đầu ra quân, Vương Thuỷ đạt 41 triệu VND, chưa tính khuyến mại (400 voucher miễn phí đồ ăn) và toàn bộ nước uống miễn phí (nước ép, trà) cho toàn bộ khách hàng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng của một thương hiệu mới.

Đội ngũ nhân sự trẻ, chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời
Món ăn chiếm chọn tình cảm của thực khác
Vương Thuỷ cảm ơn sự ủng hộ đông đảo từ các thực khách

Royaltea Việt Nam xin được vui mừng thông báo cửa hàng nhượng quyền tiếp theo của hệ thống Royaltea đã chính thức khai trương tại The Cityland – Sài Gòn, tại số 71, Đường số 7, KDC Center Hills, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, khu đô thị có quy mô lên đến gần 27 héc ta, vốn đầu tư khoảng 6.000 tỉ đồng.

Dự án cung cấp cho thị trường 973 căn nhà phố, biệt thự, 968 căn hộ, 1 trường mầm non và trường phổ thông liên cấp, 1 trung tâm y tế và công viên cây xanh rộng hơn 2 héc ta.

Nằm trong chuỗi hệ thống cửa hàng nhượng quyền chính hãng của Royaltea Việt Nam, hôm 09/08 vừa qua cửa hàng Royaltea nằm trong khu đô thị Cityland  Park Hills đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Ông. Nguyễn Cao Cường – CEO BACCUC tham gia ngày khai trương cơ sở nhượng quyền Royaltea tại Sài Gòn

 

 

 

 

 

 

Cityland Central Hills là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của quận Gò Vấp, được Dot Property (tập đoàn Singapore chuyên nghiên cứu bất động sản Châu Á – Thái Bình Dương) bình chọn và trao tặng danh hiệu “Khu Phức hợp tốt nhất Việt Nam 2017”.

Vị trí chiến lược giáp ranh sân bay Tân Sơn Nhất, công viên phần mềm Quang Trung và thuận tiện kết nối với các khu vực phát triển sôi động như khu Đông Sài Gòn, Bình Dương. Đặc biệt, kể từ khi đại lộ Phạm Văn Đồng đưa vào hoạt động, Gò Vấp đã trở thành mảnh đất vàng nằm ngay sát trung tâm thành phố.

Với việc khai trương cửa hàng mới tại đây, Royaltea Việt Nam tiếp tục khẳng định thương hiệu với sự tin tưởng của người tiêu dùng, nhưng chưa dừng lại ở đó khi thời gian tới chúng tôi tiếp tục ra mắt những cửa hàng tiếp theo của mình.

Việt Nam và Singapore là hai quốc gia vươn lên dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á về phục hồi kinh tế trong năm 2021.

Báo cáo mới nhất từ Oxford Economics, được ủy quyền bởi Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đưa ra dự báo GDP của các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ phục hồi mạnh ở mức 6,2% vào năm 2021, sau khi giảm 4,1% trong năm qua.

Các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài được cho là sẽ hạn chế tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm nay, khiến tốc độ tăng trưởng GDP và hoạt động thương mại như trước COVID-19 sẽ không thể diễn ra trước thời điểm cuối năm 2021. Ở Đông Nam Á, tăng trưởng có thể sẽ bị hạn chế bởi các biện pháp giãn cách xã hội, tuy vậy, các hạn chế này sẽ tiếp tục được nới lỏng trong năm nay, đặc biệt là ở các nền kinh tế có khả năng triển khai vaccine.

Nhìn chung, GDP của Đông Nam Á dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ lên mức 6,2% vào năm 2021, sau khi giảm 4,1% vào năm 2020. Sự phục hồi mạnh một phần là do tác động của GDP thấp từ năm trước, cũng như các chính sách vĩ mô được thiết lập vẫn rất phù hợp, như chính sách tài khóa mở rộng và lãi suất thấp.Tại Singapore, GDP được dự báo sẽ phục hồi lên 5,7%, sau khi giảm 6% trong năm 2020, do các hạn chế về giãn cách xã hội tiếp tục được giảm bớt trong giai đoạn 3 sắp tới.

Các quốc gia thành công trong việc kiểm soát đại dịch như Việt Nam và Singapore, đã dẫn đầu khu vực trong phục hồi kinh tế. Trong đó, Việt Nam được dự đoán là nền kinh tế duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm nay ở mức 2,3%.

Thái Lan cũng đã sớm thành công trong việc ngăn chặn làn sóng nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, những hạn chế về du lịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước này vì du lịch chiếm tới 20% GDP của Thái Lan. Nền kinh tế Thái Lan được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với tốc độ vừa phải trong năm 2021.

Philippines đã phải chịu các đợt phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài và hỗ trợ tài khóa của nước này ít ỏi. Do đó, GDP của Philippines có thể sẽ giảm gần 10% vào năm 2020, mặc dù có khả năng tăng trưởng 7,8% vào năm 2021 do các hạn chế dần được nới lỏng.

Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW, Trung Quốc và Đông Nam Á, cho biết: “Mối quan tâm lớn nhất đối với các nền kinh tế Đông Nam Á là ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới, để đưa xã hội và các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Tính liên kết của nền kinh tế toàn cầu có nghĩa là các quốc gia sẽ phải làm việc cùng nhau, để tăng cường các kế hoạch ứng phó với đại dịch và giải quyết những thách thức kép trong việc nối lại các hoạt động kinh doanh trong khi vẫn giữ an toàn cho người dân của mỗi quốc gia”.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm nhưng thanh khoản các ngân hàng thương mại vẫn khá dồi dào.

Trung tâm Phân tích thuộc công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn số liệu từ cơ quan quản lý cho thấy tăng trưởng tín dụng năm 2020 đạt 12,13% so với cuối năm 2019. Trong 10 ngày cuối năm, dư nợ tín dụng tăng thêm gần 2% tương đưogn khoảng gần 150.000 tỷ đồng. Tín dụng tăng mạnh trong tháng cuối năm nhưng thanh khoản các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn rất dồi dào, thị trường tiền tệ không có nhiều biến động. 

Trên thực tế tín dụng những ngày cuối năm đều được các ngân hàng đẩy mạnh do hoạt động giải ngân được đẩy nhanh hơn, nhu cầu vay vốn cuối năm cũng nhiều hơn. Đơn cử như tại Vietcombank, theo số liệu được lãnh đạo ngân hàng này cung cấp thì chỉ trong những ngày cuối tháng 12 đã có thêm gần 30 nghìn tỷ được bơm ra nền kinh tế, trong tổng số 110 nghìn tỷ được bơm trong cả năm 2020 (mức tăng trưởng tín dụng 14% của Vietcombank tương đương với 110 nghìn tỷ đồng được cho vay thêm trong năm qua). 

Trở lại với báo cáo của SSI Research, trong tuần trước, trên thị trường mở tiếp tục không có giao dịch và lãi suất trên liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,19%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,26%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Lãi suất tiền gửi với khách hàng tổ chức cũng ổn định ở mức 2,5-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.

SSI Research dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 khoảng 13-14%, lãi suất tiền gửi vẫn giữ ở mức thấp trong nửa đầu năm 2021 và có thể nhích tăng vào nửa cuối năm do đầu ra tín dụng mạnh hơn. Con số dự báo tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mục tiêu đặt ra của NHNN, là tăng khoảng 12%.

Thanh Bình

Theo Kinh doanh & Phát triển

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo, trong năm 2021, thị trường bất động sản nhà ở sẽ có nhiều tín hiệu lạc quan và phát triển hơn. Dự báo về lượng cung, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, các dự án đang bị vướng mắc trong quy định pháp luật sẽ tiếp tục được tháo gỡ. Do đó, nguồn hàng cả nước sẽ tăng mạnh so với năm 2020.

Những số liệu khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tại Hà Nội và TPHCM, hai thị trường bất động sản lớn nhất cho thấy, tại Hà Nội , ngay trong quý I và quý II năm 2021, dự kiến hàng vạn sản phẩm đa dạng các phân khúc sẽ được chào hàng thị trường. Trong đó, khu vực phía bắc và tây Hà Nội sẽ chiếm tỉ trọng nhiều nhất.

Tại TPHCM, khảo sát cho thấy khoảng 20 dự án sẽ chào hàng trong 6 tháng đầu năm 2021, cung cấp ra thị trường khoảng 30.000 sản phẩm với đủ loại phân khúc sản phẩm. Điều này hứa hẹn một thị trường chất lượng hơn cho hoạt động kinh doanh và môi giới bất động sản.

Về lực cầu, theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam , kinh tế Việt Nam sẽ giữ nhịp và đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn nên nhu cầu đầu tư và mua nhà tăng trở lại. Dự báo sức cầu của nhóm này sẽ đạt 70% lực cầu năm 2019.

Kinh tế tăng trưởng tốt hơn, đồng nghĩa một số ngành kinh tế khác sẽ hồi phục. Một phần nhóm đầu tư ngắn hạn vào thị trường bất động sản sẽ quay trở lại thị trường truyền thống của mình.

Dự báo nhu cầu về phân khúc căn hộ tại Hà Nội và TPHCM vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Phân khúc căn hộ trung cấp loại căn hộ có 2 phòng ngủ tiếp tục được giao dịch nhiều nhất. Trong năm 2021 có thể đạt từ 90.000 đến 100.000 sản phẩm căn hộ được giao dịch tại hai thị trường lớn này.

Những diễn biến trên thị trường cũng cho thấy, đất nền vẫn là sản phẩm được giới đầu tư quan tâm nhiều nhất tại các địa phương ngoài Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, sản phẩm này sẽ khan hiếm dần vì các địa phương cũng hạn chế cho phát triển dự án đất nền, chỉ còn chủ yếu ở những dự án đấu giá.

Nhà ở xã hội vẫn có nhu cầu rất lớn, đặc biệt nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp. Trong khi đó, nhà ở tái định cư có nhu cầu sử dụng rất thấp từ nhiều năm nay. Kiến nghị nên bỏ hẳn phát triển loại sản phẩm này.

Về giá bất động sản, giá căn hộ tại Hà Nội có thể giữ nguyên hoặc tăng nhẹ so với 2020. Tại TPHCM, trong 6 tháng đầu năm 2021, giá vẫn có chiều hướng tăng, chủ yếu là khu vực thành phố Thủ Đức. Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam , về cuối năm, có thể nguồn cung tăng mạnh, giới đầu tư F0 sẽ rút khỏi thị trường nhiều, các nhà đầu cơ xả hàng mạnh.Thời điểm này, giá có thể sẽ chững lại, thậm chí bị áp lực giảm giá nhưng trong năm 2021 sẽ chưa xuất hiện giảm giá. Tuy nhiên, những dự án mới ra giai đoạn cuối năm sẽ được xây dựng giá bán phù hợp hơn.

Cùng với đó, giá nhà đất tại các khu đô thị được đầu tư tốt, chất lượng tại Hà Nội và TPHCM sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Dự báo tăng khoảng 5-10% so với năm 2020.

Tại các tỉnh, thành phố khác, cơ bản đều có mức tăng giá bất động sản ở mức 5-7% so với 2020. Một số địa phương có thể tăng mạnh hơn, đạt trên 10% như: Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Phú Quốc, Vân Đồn và Móng Cái (Quảng Ninh).

Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cũng dự báo, năm 2021 khó có thể xảy ra nguy cơ bóng bóng bất động sản vì kinh tế tăng trưởng ở mức tốt, lực cầu vẫn mạnh và giá có thể kiểm soát được. Tại một số địa phương đã phát triển nóng thị trường bất động sản, bị ngưng trệ thời gian qua như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Quốc… sẽ sôi động trở lại.

Về xu hướng phát triển bất động sản trong tương lai, ông Ngô Văn – Giám đốc Marketing CTCP Dịch vụ Bất động sản Danh Khôi cho rằng, thị trường BĐS năm 2021 sẽ hướng đến phát triển các đô thị quy mô lớn, đặc biệt ở những nơi có tiềm năng về hạ tầng và thương mại.

Bên cạnh đó, tại những thị trường mới như Quy Nhơn, Quảng Nam, nhà đầu tư sẽ tìm thấy nhiều cơ hội ở loại hình đô thị ven biển, đất nền và nhà phố qui hoạch.

Riêng với những thị trường vệ tinh của TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, sự phát triển của BĐS công nghiệp sẽ là động lực kéo dãn nhu cầu an cư, đến từ lượng lớn khách hàng là giới chuyên gia trong và ngoài nước. Theo đó, nhu cầu về nhà ở cao cấp được kỳ vọng sẽ gia tăng khi các địa phương nói trên vẫn đang thiếu loại hình này.

Theo P.V

Dân sinh

Dữ liệu thống kê từ năm 2011 tới nay cho biết quý 1 thường là giai đoạn chỉ số VN-Index có biến động tích cực nhất trong năm với xác suất tăng điểm cao nhất. Trong 10 năm qua, chỉ có 3 lần VN-Index giảm điểm trong quý 1, đó là năm 2011, năm 2016 và năm 2020.

Chứng khoán Việt Nam đang trải qua những ngày “thăng hoa” khi chỉ số VN-Index liên tiếp tăng điểm. Chỉ trong ít ngày đầu năm, VN-Index đã bứt phá 8% lên 1.192 điểm, tiệm cận đỉnh lịch sử 1.204 điểm được thiết lập vào đầu quý 2/2018.

Việc VN-Index có thể vượt qua đỉnh lịch sử để chinh phục những cột mốc cao hơn là điều được nhà đầu tư quan tâm lúc này. Hiện đang có khá nhiều yếu tố ủng hộ xu hướng tăng điểm của VN-Index trong thời gian tới, đặc biệt trong quý đầu năm.

VN-Index có xác suất tăng mạnh vào quý 1, đặc biệt trong tháng 1

Dữ liệu thống kê từ năm 2011 tới nay cho biết quý 1 thường là giai đoạn chỉ số VN-Index có biến động tích cực nhất trong năm với xác suất tăng điểm cao nhất. Trong 10 năm qua, chỉ có 3 lần VN-Index giảm điểm trong quý 1, đó là năm 2011, năm 2016 và năm 2020. Trong đó, quý 1/2020, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm tới 31,06% bởi ảnh hưởng của Covid-19 và cũng được ghi nhận là quý “tồi tệ” nhất lịch sử TTCK Việt Nam.

Tuy vậy, trong 10 năm qua, chỉ số VN-Index có tới 7 lần tăng điểm trong quý 1, thậm chí có nhiều năm tăng mạnh như quý 1/2012 (tăng 25,45%), quý 1/2018 (tăng 19,33%), quý 1/2013 (tăng 18,69%), quý 1/2014 (tăng 17,23%)…

Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng mạnh nhất trong năm vào quý 1 - Ảnh 1.

VN-Index có xác suất tăng điểm cao nhất trong quý 1

Trong quý 1 thì tháng 1 có số liệu thống kê tích cực nhất trong 10 năm qua với xác suất tăng điểm lên tới 80%, trong khi tháng 2 và tháng 3 chỉ có xác suất tăng điểm 70%. Một điểm đáng chú ý, trong 2 lần giảm điểm của tháng 1 từ năm 2011 tới nay đều khá nhẹ nhàng. Tháng 1/2016, chỉ số VN-Index giảm 5,83%, tháng 1/2020 mức giảm cũng chỉ là 2,54%.

Ở chiều ngược lại, tháng 1 năm 2012, năm 2013, năm 2014, năm 2018 đều ghi nhận đà bứt phá hơn 10% của VN-Index.

Tất nhiên bối cảnh mỗi năm một khác, nhưng dữ liệu tích cực của TTCK Việt Nam trong quý 1 cũng là yếu tố đáng để nhà đầu tư tham khảo.

Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng mạnh nhất trong năm vào quý 1 - Ảnh 2.

Tháng 1 thường có diễn biến thuận lợi nhất năm

Dòng vốn ETFs trở lại và sự bùng nổ của dòng tiền nhà đầu tư “F0”

Một yếu tố tích cực với thị trường lúc này là dòng vốn ETFs. Thống kê nhiều năm qua cho thấy dòng vốn ETFs thường đổ mạnh vào TTCK Việt Nam trong quý 1 và là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường tăng điểm.

Những ngày đầu năm nay mọi chuyện tiếp tục lặp lại khi ngay trong tuần giao dịch đầu tiên, các quỹ ETFs đã mua ròng khoảng 336 tỷ đồng (14,5 triệu USD) trên TTCK Việt Nam. Lực mua này đến từ các quỹ VFMVN Diamond ETF, VFVMVN30 ETF, VNM ETF, FTSE Vietnam ETF…

Với xu hướng các quỹ ETFs nở rộ tại Việt Nam thời gian gần đây cũng như việc các NHTW thực hiện nới lỏng tiền tệ, nhiều chuyên gia dự báo dòng tiền ETFs sẽ tiếp tục đổ mạnh vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới, qua đó hỗ trợ cho đà tăng của thị trường.

Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng mạnh nhất trong năm vào quý 1 - Ảnh 3.

Dòng vốn ETF đang đổ mạnh vào thị trường

Bên cạnh yếu tố ETFs, sự bùng nổ của thị trường thời gian gần đây có dấu ấn lớn từ nhà đầu tư mới trong nước, hay còn gọi là nhà đầu tư “F0”. Năm 2020, nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 393 nghìn tài khoản chứng khoán, tăng gấp đôi so với năm trước.

Việc nhà đầu tư “F0” ồ ạt đổ tiền vào thị trường có nguyên nhân không nhỏ từ xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm thời gian gần đây. Với việc lãi suất tiết kiệm đang ở mức rất thấp (khoảng 5,5%/năm), nhà đầu tư đang dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác như BĐS, chứng khoán. Tại các CTCK lớn những ngày này vẫn đang xuất hiện thêm hàng trăm tài khoản được mở mới mỗi ngày và điều này sẽ mang lại dòng tiền lớn tới thị trường.

Chứng khoán Việt Nam có xác suất tăng mạnh nhất trong năm vào quý 1 - Ảnh 4.

Nhà đầu tư “F0” ồ ạt mở tài khoản chứng khoán khi lãi suất giảm

Theo đánh giá của nhiều CTCK trong nước, chỉ số VN-Index sẽ sớm vượt đỉnh lịch sử 1.200 điểm và thậm chí CTCK Phú Hưng (PHS) còn dự báo VN-Index có thể cán mốc 1.400 điểm trong năm nay.

Minh Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

 

Một điểm chung của gần chục ngân hàng đã tiết lộ kết quả hoạt động là các chỉ số kinh doanh trọng yếu đều tốt hơn nhiều so với năm 2019, bất chấp dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Mặc dù chưa vào mùa công bố báo cáo tài chính quý 4/2020 nhưng thời điểm này nhiều ngân hàng đang triển khai kế hoạch kinh doanh 2021 và kết quả kinh doanh của cả năm 2020 cũng đã lộ diện. Một điểm chung dễ nhận thấy của gần chục ngân hàng đã tiết lộ kết quả hoạt động là các chỉ số kinh doanh trọng yếu đều tốt hơn nhiều so với năm 2019, bất chấp dịch bệnh Covid-19 xảy ra.

Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành chia sẻ với báo giới rằng ông và các cán bộ chủ chốt của ngân hàng vừa trải qua phiên họp về hoạt động năm 2020 vào buổi chiều ngày 6/1 với kết quả đều hết sức “phấn khởi”.

5 điểm nhấn quan trọng mà ngân hàng đạt được trong năm qua đó là: nợ xấu thấp nhất ngành (0,6%) với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất ngành (380%); tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành (tăng trưởng 14% tương đương có 110 nghìn tỷ đồng được bơm thêm ra thị trường); giá cổ phiếu cao nhất ngành (105 nghìn đồng/cổ phiếu) giúp vốn hóa thị trường đứng số 1 đạt gần 390 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 nhiều nhất với 5 đợt giảm lãi suất, và đến thời điểm đầu năm 2021 thì tất cả các doanh nghiệp trong cả nước vẫn đang được hưởng ưu đãi lãi suất 1%; cuối cùng là nộp ngân sách nhiều nhất với 9.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, mặc dù 2020 là năm đầu tiên trong 5 năm trở lại đây không tăng trưởng lợi nhuận với mức 23.000 tỷ đồng, song Vietcombank vẫn đang là ngân hàng có lãi cao nhất hệ thống.

Cũng trong chiều ngày 6/1, tại buổi sơ kết hoạt động năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của VietinBank, chủ tịch ngân hàng là ông Lê Đức Thọ cũng cho biết năm 2020 ngân hàng vượt xa các chỉ tiêu kế hoạch năm đặt ra. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ 16.450 tỷ đồng (tăng hơn 40% so với gần 11.500 tỷ của năm 2019), vượt xa mục tiêu đặt ra; Chỉ số sinh lời trên vốn (ROE) và trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 16,8% và 1,3%. Thu nhập ngoài lãi tăng 35,2% so với năm 2019, tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động tăng từ 16,5% lên gần 20,1%, trong đó thu thuần dịch vụ tăng gần 12% so với năm 2019, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng 24%, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn tăng 70%. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR được kiểm soát giảm từ mức 37,7% xuống còn 35%.

Một ông lớn ngân hàng khác là BIDV cũng đã tổng kết hoạt động với lợi nhuận năm 2020 ở mức hơn 9.000 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ đạt 8.515 tỷ. Tại thời điểm cuối năm 2020 ngân hàng ghi nhận tổng tài sản đạt 1,49 triệu tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2016, tăng trưởng bình quân 10,4%/năm giai đoạn 2016-2020; tổng dư nợ tín dụng và đầu tư tăng trưởng 9% đạt 1,43 triệu tỷ đồng; trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,19 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 8,8%. Huy động vốn đến 31/12/2020 đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng. Xét về tài sản và vốn, BIDV đang là ngân hàng lớn nhất hệ thống.

Ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh năm nay không phải 3 ngân hàng nói trên mà là TPBank. Trong thông báo phát đi ngày 2/1, ngân hàng cho biết kết thúc năm 2020, tổng tài sản của TPBank đạt 206.316 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2019 và vượt hơn 14% kế hoạch năm. Tổng huy động vốn đạt 184.953 tỷ đồng, tăng 25,15%. Tổng thu nhập hoạt động 10.368 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế tăng 11% đạt hơn 4.200 tỷ đồng. Chỉ số ROA và ROE tương ứng là 1,89% và 29,5%. Chỉ số chi phí trên thu nhập hoạt động thuần CIR ở mức 39,69%. Chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,14%.

Tại ngân hàng MSB, trong thông tin mới công bố ngày 5/1, ngân hàng ước tính tổng tài sản năm 2020 tăng 13% so với 2019, đạt trên 178 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 94% so với năm 2019 và bằng 174% kế hoạch đặt ra. Tổng thu nhập thuần tăng gần 52% so với năm 2019 lên mức 7.013 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi ròng 4.705 tỷ, tăng 57% so với năm trước trên cơ sở cơ cấu nguồn vốn hiệu quả, tập trung tăng trưởng quy mô ở các hạng mục tài sản sinh lời cao và quản lý tốt nợ xấu. Tổng thu nhập ngoài lãi tăng đến 42%/năm, đóng góp hơn 2.300 tỷ cho tổng thu nhập thuần. Đặc biệt, thu thuần về hoạt động dịch vụ tăng đến 50%.

Về chất lượng tài sản, MSB đã xử lý hết toàn bộ trái phiếu VAMC trong quý 3/2020. Tổng nợ xấu cuối năm 2020 ước tính đạt dưới 2%; CAR dự kiến đạt hơn 10%. Từ kết quả kinh doanh vượt dự đoán trong năm 2020, MSB còn đưa ra dự tính trả cổ tức tối thiểu 15% cho cổ đông sau khi được thông qua trong Đại hội cổ đông thường niên, dự kiến tổ chức vào tháng 3-4 tới.

Một ngân hàng nữa là ABBank cũng mới cập nhật kết quả kinh doanh năm 2020 khi lợi nhuận 11 tháng đã đạt 1.378 tỷ đồng, vượt kế hoạch cả năm. Các chỉ số khác như huy động vốn, cho vay khách hàng, tổng tài sản cũng đều tăng khá, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,32%.

Trước đó một số ngân hàng thực hiện lên sàn hoặc chuyển sàn niêm yết trong tháng 11, tháng 12 cũng có phát đi thông tin mới về kết quả kinh doanh với lợi nhuận rất cao và vượt kế hoạch cả năm sớm hơn dự kiến.

Chẳng hạn mới 11 tháng ACB đã có lợi nhuận trước thuế đạt 8.723 tỷ đồng, vượt 14% mục tiêu kế hoạch lợi nhuận năm; tổng tài sản gần 428.000 tỷ đồng, tăng 11,7%; Huy động vốn tăng trưởng 11,5% đạt 343.000 tỷ đồng; Tín dụng ở mức 305.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% và nợ xấu được kiểm soát dưới 1%. Hay tại VIB trong 10 tháng đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm với hơn 4.570 tỷ đồng.

Các ngân hàng còn lại chắc chắn cũng sẽ sớm công bố kết quả kinh doanh khi đều có kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngay trước Tết Nguyên đán. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế, và ngân hàng không thể miễn nhiễm, nhưng với sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng và có các phương án kịp thời để cắt giảm chi phí, kiểm soát chất lượng hoạt động nên nhìn chung bức tranh lợi nhuận ngân hàng năm 2020 dự báo vẫn sẽ khá “đẹp”.